Cô Trần Thị Ngọc Loan- lớp 2/2 truyền cảm hứng đọc cho học sinh


Đọc sách không chỉ là thư giãn mà nó còn mang tới cho ta nhiều điều bổ ích. Có lẽ bởi vậy mà Rene Descartes từng nói: “Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua.”
Nhận thức được điều bổ ích từ việc đọc sách nên tôi đã có ý thức việc đọc sách mỗi ngày. Việc đọc sách giúp tôi hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn yêu trẻ, yêu thiên nhiên, yêu mọi người.
Đọc sách giúp tôi nâng cao sự hiểu biết về con người, thế giới xung quanh… để từ đó giải đáp được thắc mắc cho các em học sinh vì học sinh tiểu học tò mò, ham hoc hỏi, các em luôn đặt câu hỏi khi các em chưa hiểu điều gì nên các em luôn thắc mắc, luôn hỏi giáo viên của mình..Nếu giáo viên giải đáp được thắc mắc cho các em, các em sẽ thần tượng giáo viên của mình.
Đọc sách giúp tôi nâng cao năng lực chuyên môn, phục vụ cho công tác giảng dạy và đặc biệt trong những năm qua tôi đạt được thành tích Giáo viên dạy Giỏi cấp Thị ( nay là cấp Thành phố).
Học sinh tiểu học được trải nghiệm những tiết đọc sách trong thư viện, được nghe các cô kể chuyện, hướng dẫn những kỹ năng tự vệ và sinh tồn, bạn nào cũng rất vui thích và háo hứng mong chờ tới tiết đọc sách. Nhưng có một thực tế là, trẻ ngày nay thích dùng điện thoại, ipad, thích xem tivi hơn là đọc sách? Vì các em không tìm thấy niềm vui và hạnh phúc khi đọc sách? Điện thoại, ipad, tivi thì hấp dẫn hơn? Thầy cô có xây dựng được môi trường để tạo thói quen đọc sách cho các em đọc sách tại nhà? Thầy cô có gieo được cho các em niềm vui, tình yêu với sách?
Nhiệm vụ của Thầy Cô không phải là ép các em đọc sách, nhắc các em đọc sách mà là làm cho các em cảm nhận được niềm vui khi đọc sách, cùng các em khám phá những thế giới nhiệm màu trong sách, tạo cho các em thói quen đọc sách, yêu thích sách, để sách là người Thầy, người bạn thân thiết nhất của các em…Tập cho các em có thói quen đọc sách là một nghệ thuật. Nhất là ngày nay các em có cơ hội tiếp cận nhiều trò giải trí hiện đại. Để học sinh có thói quen đọc sách, trước tiên chúng ta phải giúp các em làm quen với sách, xem sách như một người bạn. Muốn làm được điều đó, hãy cho các em sống trong một không gian có thật nhiều sách vở. Những lúc chúng ta đọc sách, hãy để cho các em nhìn thấy. Và quan trọng là thầy cô hãy đọc sách cùng với các em. Những định hướng dưới đây đã giúp học sinh của tôi cảm thấy yêu quý sách và đọc sách nhiều hơn :
Thứ nhất là lên thời gian biểu đọc sách cùng các em.
Tôi cùng các em thảo luận về thời gian biểu đọc sách. Ví dụ như giờ ra chơi, tiết sinh hoạt chủ nhiệm, tiết kĩ năng sống và 30 phút mỗi tối ở nhà ( đọc sách ở nhà tôi sẽ phối hợp với cha mẹ các em.)….Ở trường các em sẽ đọc sách cùng tôi, về nhà các em đọc sách cùng bố mẹ khoảng 30 phút (thường là từ 8h-8h30 buổi tối hàng ngày) vì mặc dù khi đã biết đọc các em sẽ có xu hướng thích tự đọc sách hơn nhưng các em vẫn có nhu cầu và cần được nghe thầy cô, bố mẹ đọc sách cho mỗi ngày.
Thứ hai là cùng các em chọn sách.
Đây là thời điểm các em dễ dàng tiếp thu các cách hành xử ở môi trường mới cũng như củng cố tâm lý thông qua những câu chuyện trong sách. Vì vậy khi chọn sách cho các em ở giai đoạn tiểu học như là những cuốn sách có cốt truyện rõ ràng, bao gồm cả cao trào và hướng giải quyết, tăng cường sự liên tưởng, đối chiếu và so sánh; những cuốn sách chủ đề trường học, hành xử nơi đông người; những cuốn sách củng cố sự tự tin, không phân biệt…
Đừng bao giờ nói với các em: ” Các em phải đọc những cuốn này”, “Cuốn này mới hay chứ”, “Sao các em không chịu đọc những cuốn này” … mà có thể rủ các em chơi trò “giới thiệu sách hay” cho nhau, chọn chủ đề đọc sách vào những dịp đặc biệt.
Thứ ba là đọc sách cùng các em thật là vui.
“Kỹ thuật” đọc sách hấp dẫn, thú vị và hài hước của thầy cô chính là một yếu tố quan trọng duy trì niềm vui đọc sách cùng thầy cô ở giai đoạn này bên việc chọn chủ đề và những cuốn sách phù hợp sở thích, mối quan tâm của các em. Thầy cô nên dành thời gian để đọc trước các cuốn sách sẽ đọc cùng các em để có những câu hỏi gợi ý hoặc câu đố thu hút các em.
IMG_1605682032769_1605682053643

IMG_1605682032747_1605682051966 IMG_1605682032724_1605682051237 IMG_1605682032769_1605682053643 IMG_1605682032789_1605682054924  IMG_1605682032797_1605682056057
Các em học sinhlớp 2/2 đang đọc sách ở thư viện trường.

Thứ tư hành trình đọc sách.
Thói quen sử dụng cuốn sổ để ghi loại tên cuốn sách, tên của tác giả, nhà xuất bản và các nội dung, ngoài ra hãy khuyến khích các em:
+ Vẽ lại bìa cuốn sách (như nguyên gốc) hoặc theo ý tưởng mà các em thích/ Vẽ lại một khung cảnh trong truyện mà các em ấn tượng, vẽ các nhân vật theo trí tưởng tượng của các em.
+ Ghi tên các nhân vật trong sách và đặc điểm của từng nhân vật.
+ Trả lời các câu hỏi về các tình huống trong truyện.
+ Ghi lại cảm xúc của mình về một nhân vật yêu thích/ một tình huống truyện gay cấn/ hoặc cả cuốn sách.
+ Thay đổi/Viết lại một số tình huống trong truyện theo trí tưởng tượng của các em

IMG_1605682631748_1605683224985 IMG_1605682631738_1605683224037 IMG_1605682631755_1605683226464 IMG_1605682631751_1605683225781

Các em học sinh lớp 2/2 vẽ lại bìa cuốn sách (như nguyên gốc) hoặc theo ý tưởng mà các em thích

Các em học sinh lớp 2/2 vẽ lại bìa cuốn sách (như nguyên gốc) hoặc theo ý tưởng mà các em thích
Thứ năm tổ chức cuộc thi “ Cảm nhận về sách”
Các em sẽ giới thiệu và nêu cảm nhận về quyển sách mình đọc cho tôi và bạn bè, các em sẽ nói nội dung quyển sách mà các em đọc, các em cảm thấy thú vị và học được điều gì từ quyển sách ấy ……để từ truyền cảm hứng cho các bạn ở lớp, các bạn lắng nghe bạn mình kể rất hay, rất thú vị, rất bổ ích.. từ đó các em cũng sẽ đọc sách để được chia sẻ cảm nhận của mình trước lớp, trước bạn bè… và từ đó hình thành văn hóa đọc cho các em.
IMG_1605682032779_1605682054099
Các em học sinh lớp 2/2 nêu cảm nhận về quyển sách mà các em đọc

Xem hoạt động đọc sách đối với các em như là một hoạt động vui chơi, sinh hoạt ở trường cũng như ở nhà. Do vậy tôi luôn tạo không khí vui vẻ, thương yêu, giúp các em luôn cảm thấy thoải mái và hào hứng khi được nghe đọc sách.
Chuẩn bị nguồn sách phong phú và đa dạng, tương ứng với độ tuổi của các em. Các thư viện sách, nhà sách, cửa hàng sách là những nơi có thể dẫn các em đến chơi thỉnh thoảng để có thêm thông tin tìm mua hoặc mượn các sách mới.
Ngoài hoạt động đọc sách cùng nhau, cần có thêm những hoạt động khác dành cho các em, như chơi vận động ngoài trời, chơi trò chơi nhỏ trong lớp, làm thủ công và nghệ thuật… giúp cho các em có thêm nhiều trải nghiệm và tương tác với thế giới xung quanh. Chính những hoạt động đa dạng đó sẽ góp phần giúp trẻ hiểu biết sâu sắc hơn các nội dung và câu chuyện từ sách. Đó cũng là cách mỗi khi đọc sách, thầy cô có thể liên hệ lại với các hoạt động, cảm xúc mà các em đã trải qua.

Bài viết by: cô Loan lớp 2.2